Tư vấn nghề và phân luồng học sinh phổ thông sau trung học In E-mail

Chúng tôi xin giới thiệu một bài viết rất hay về thực trạng phân luồng học sinh sau trung học và kiến nghị giải pháp của PGS.TS Đặng Danh Ánh.

Tư vấn nghề và phân luồng học sinh phổ thông sau trung học

(Báo cáo tại Hội thảo về Tư vấn nghề do ĐHQG Hà Nội tổ chức tháng 01/2005)

 

 

PGS.TS. Đặng Danh Ánh

Viện trưởng Viện nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn KHCN

 

 

1. Thực trạng phân luồng học sinh (PLHS) sau trung học

1.1. Quan hệ giữa hướng nghiệp (HN) và PLHS sau trung học theo tinh thần văn kiện ĐH IX của Đảng

Chúng ta đang tiến hành dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong công nghiệp hoá (CNH). CHúng ta đã chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. AFTA năm 1195 (1), AFTA năm 1998 (2) và đang trong qá trình đàm phán để gia nhập WTO (3) vào năm 2005. Năm 2006 hàng rào thuế quan sẽ bị bãi bỏ, lúc đó hàng hoá nước ngoài sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam (VN) và hàng hoá VN sẽ được xuất khaur nhiều hơn sang các nước khác.

 

Trong điều kiện cạnh tranh cực kỳ khốc liệt và gay gắt đó, đòi hỏi VN phải có nguồn nhân lực chất lượng cao được bố trí theo cơ cấu hợp lý để làm ra nhiều sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hạ đủ sức cạnh tranh trên thương trường khu vực và quốc tế. Trách nhiệm nặng nề này đặt lên vai ngành giáo dục - đào tạo trong đó công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Vì lẽ đó, văn kiện Đại hội IX đã khẳng định: “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù họp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”(4)

       Như vậy, hướng nghiệp và phân luồng học sinh có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, nhưng đó là hai mặt của một quá trình thống nhất vì chúng có cùng tác động lên một đối tượng là học sinh nhằm mục đích chung là làm cho cơ cấu đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp hoá. ở đây hướng nghiệp mà khâu chủ yếu là Tư vấn nghề có vai trò điều chỉnh, uốn nắn động cơ chọn nghề của học sinh sao cho “ăn khớp” với nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế, “ăn khớp” với các hướng phân luồng đã được nhà nước định ra ở từng giai đoạn phát triển kinh tế. Hướng nghiệp và phân luồng học sinh chính là cầu nối giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, với giáo dục đại học và việc làm. Nói cách khác, hướng nghiệp và phân luồng học sinh và cầu nối giữa người học với thị trường đào tạo và thị trường lao động. Nếu làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh ta sẽ có cơ cấu đào tạo cân đối, dẫn tới cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý đủ các cấp trình độ, nền kinh tế sẽ phá triển nhanh.

       Song, trong nhiều năm qua, công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông còn yếu kém (5) và chưa được quan tâm đúng mức (6). Đó là điều thừa nhận của Chính phủ trong báo cáo về tình hình giáo dục trong kỳ họp Quốc hội tháng 11/2004 vừa qua, nhưng báo cáo còn lại không chỉ ra “yếu kém” là ở chỗ nào. Chúng tôi xin minh hoạ điều đó…

Xem thêm tại đây.

 

 

(1) AFTA: khu vực mậu dịch tự do ASEAN

(2) APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á- Thái Bình Dương

(3) WTO: Tổ chức thương mại thế giới

(4) Văn kiện Đại hội IX, trang 109

(5) Dự thảo 5, báo cáo về tình hình giáo dục của Chính phủ, trang 5 và trang 12

(6) Báo cáo về tình hình của Chính phủ tháng 10/2004, trang 10

 
< Trước   Tiếp >