Giới thiệu chi tiết Phần mềm Hỗ trợ Tư vấn hướng nghiệp In E-mail

1. Đối tượng sử dụng phần mềm Tư vấn hướng nghiệp

Phần mềm Tư vấn hướng nghiệp được sử dụng để trợ giúp nhiệm vụ hướng nghiệp chủ yếu trong các Trung tâm Kỹ‎ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, tuy nhiên cũng có thể khai thác sử dụng đối với bất kỳ đơn vị nào có công tác liên quan đến hướng nghiệp cùng với hướng học như là các Trường trung học phổ thông để thực hiện nhiệm vụ phân cấp phân luồng đào tạo. Ngoài ra các trung tâm dịch vụ xã hội về tư vấn nghề hay các cơ sở tuyển chọn nghề (sử dụng lao động) cần xác định tố chất, tâm lý, năng lực của đối tượng tư vấn hoặc đối tượng lao động đối với yêu cầu lao động đặc thù của một nghề cụ thể thì vẫn có thể khai thác hệ thống trắc nghiệm và thông tin cơ bản về các ngành nghề trong phần mềm.

 

Các đối tượng chính tham gia vào việc sử dụng phần mềm bao gồm:

- Người quản trị hệ thống: Người có quyền cao nhất trên toàn hệ thống như là Giám đốc Trung tâm, Tổ trưởng tổ tư vấn của đơn vị.

- Chuyên viên tư vấn (giáo viên TV)

- Đối tượng tư vấn như là học sinh hay người ngoài xã hội có nhu cầu

 

Ngoài ra đối với các nhà quản lý giáo dục các cấp, phần mềm cung cấp tiện ích “Tổng hợp - thống kê” nhanh chóng đưa ra những chỉ số thống kê tiêu biểu, chính xác. Chẳng hạn như số đối tượng làm TV trong năm, thống kê có bao nhiêu người chọn mỗi ngành, trường dự thi... Từ đó có cơ sở phân tích tình hình để có những chủ trương chính sách điều chỉnh phản hồi lại quá trình định hướng nghề trước đó hoặc điều khiển quá trình đào tạo tiếp theo và hơn nữa dùng những số liệu thống kê trong nhiều năm để đánh giá hiệu quả thực tiễn của việc dùng phần mềm tác động đến phân cấp phân luồng đào tạo như thế nào.

 

2. Phạm vi áp dụng của phần mềm Tư vấn hướng nghiệp

Tổng quan về hoạt động Tư vấn hướng nghiệp tại các Trung tâm Kỹ‎ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp:

Xét ở mức tổng thể, theo quan điểm tiếp cận hệ thống, quy trình nghiệp vụ hướng nghiệp của các Trung tâm KTTH-HN được thể hiện bằng sơ đồ sau:

1. Định hướng nghề: Giới thiệu thế giới nghề, hoạ đồ nghề, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước, hệ thống trường và cơ sở đào tạo, cách chọn nghề phù hợp… (tư vấn thông tin hướng dẫn)

 

2. Tư vấn hướng nghiệp: Giúp đối tượng tìm ra nghề phù hợp (qua việc tìm hiểu các tố chất về sinh lý, tâm lý và các năng lực nghề nghiệp của bản thân) để tiếp tục vào khâu sau: Dạy nghề phổ thông. Nếu chưa phù hợp thì hướng cho đối tượng biết cần rèn luyện những năng lực gì để tạo ra sự phù hợp nghề (tư vấn y học, tư vấn chẩn đoán).

 

3. Dạy nghề phổ thông: Giúp đối tượng rèn luyện năng lực, trải nghiệm nghề, đồng thời tiếp tục theo dõi, đánh giá khả năng phù hợp nghề để tư vấn hiệu chỉnh...

 

Mục đích của cả quy trình này là tìm và tạo ra sự phù hợp nghề cho đối tượng.

 

Chú ý: Sau khâu 2, 3 có thể có sự phản hồi, quay vòng trở lại định kỳ theo học kỳ hay năm học nhằm tìm và tạo ra sự phù hợp nghề với chất lượng cao nhất (tư vấn hiệu chỉnh).

 

Phần mềm Tư vấn hướng nghiệp đáp ứng cho cả ba khâu trong sơ đồ trên nhưng chủ yếu phục vụ cho khâu thứ hai: Tư vấn hướng nghiệp.

 

Khâu này gồm 4 pha tuyến tính:

1- Xác định xu hướng nghề (XHN) của đối tượng tư vấn.

2- Xác định kiểu thần kinh - khí chất (TK-KC).

3- Kiểm tra năng lực nghề (NLN).

4- Tổng hợp và cho kết quả lời tư vấn.

 

Trong khâu này có hai đối tượng tham gia: Đối tượng tư vấn, Chuyên viên tư vấn cùng sự hỗ trợ của máy tính.

 

Phần mềm Tư vấn hướng nghiệp đáp ứng trọn vẹn quy trình này, riêng pha thứ tư được tách làm hai phần: Phần mềm sẽ tổng hợp kết quả các trắc nghiệm, thực hiện phân tích, đánh giá theo một số quy luật để đưa ra lời tư vấn cơ bản (xử lý‎ thô). Tiếp theo, để đưa ra kết quả tư vấn cuối cùng, chuyên viên tư vấn sẽ tổng hợp từ một số tài liệu, nguồn tin liên quan khác, chẳng hạn như: Phiếu nhân trắc, phiếu tìm hiểu gia cảnh học sinh - ý kiến gia đình, hoạ đồ nghề, nhu cầu xã hội, các trường lớp đào tạo, đối chiếu với những hiểu biết qua tiếp xúc, nói chuyện với đối tượng... để có được lời tư vấn sát thực và thuyết phục (xử lý tinh).

 

 

Cụ thể trong phần mềm quy trình này được thực hiện theo 7 bước:

1- Đối tượng tư vấn tìm hiểu hệ thống các nhóm nghề nghiệp.

2- Tim hiểu nguyện vọng, xu hướng nghề nghiệp

3- Xác định loại thần kinh - khí chất

4- Kiểm tra năng lực nghề qua đo và trắc nghiệm xác định các chỉ số: sinh thể, sắc giác, thị lực, thính lực, rung tay, bền dẻo cơ tĩnh, thời gian phản xạ cảm giác vận động, trí nhớ (hình, số), chú ý (phân phối, tập trung, bền vững, di chuyển...), năng lực tưởng tượng không gian, năng lực tư duy (Raven), xét đoán tâm lí người đối thoại, lĩnh hội ngôn từ, khả năng giao tiếp, tính cẩn thận,...

5- Đưa ra lời tư vấn hướng nghiệp cơ bản: khuyên đối tuợng TV chọn ngành học, nghề làm phù hợp.

6- Trường hợp đối tuợng TV có nhu cầu Tư vấn hướng học thì tiếp tục:

6.1 Trên cơ sở ngành nghề phù hợp, phần mềm lọc ra các trường trên toàn quốc có ngành đào tạo cho đối tuợng TV lựa chọn

6.2 Kiểm tra xu hướng học tập

6.3 Kiểm tra năng lực học tập

6.4 Đưa ra lời tư vấn hướng học cơ bản

7- Chuyên viên TV soạn thảo lời tư vấn tổng hợp và lập phiếu hướng nghiệp cho đối tuợng TV.

 

3. Các đặc tính của phần mềm

+ Tính khoa học: Phần mềm được xây dựng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của các Giáo sư tiến sỹ đầu ngành trong lĩnh vực hướng nghiệp: Gs Phạm Tất Dong, Gs Trần Trọng Thuỷ, Gs Ngô Công Hoàn, Phạm Huy Thụ,... và còn được Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định theo Quyết định số 6239/QĐ BGD&ĐT, kết luận "đạt chất lượng cả về nghiệp vụ hướng nghiệp lẫn công nghệ thông tin".

 

+ Tính pháp lý: Trung tâm Lao động hướng nghiệp Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép bằng văn bản nhóm tác giả được quyền chuyển tải nội dung các tài liệu nghiệp vụ hướng nghiệp do Trung tâm biên soạn và cung cấp. Cục bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật chứng nhận Bản quyền tác giả số 270 và 271/2005/QTG.

 

+ Tính thực tiễn: Thực tiễn giáo dục đòi hỏi phải làm tốt công tác hướng nghiệp, hướng học để phân cấp, phân luồng đào tạo tránh tình trạng “thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người”, “thừa thầy thiếu thợ”. Yêu cầu này đặt ra rất nhiều thách thức là ngành giáo dục cần phải bổ sung thêm nhiều biên chế và hơn nữa những người làm hướng nghiệp phải có trình độ về giáo dục hướng nghiệp. Để hướng nghiệp được đầy đủ với lượng học sinh rất lớn, thì cần rất nhiều công sức nếu làm thủ công và làm sao xử lý chính xác, có độ tin cậy cao và khách quan vì nếu không lời khuyên tư vấn sẽ phản tác dụng, làm sao để chất lượng công tác hướng nghiệp đồng đều giữa các giáo viên có kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau trong cùng một đơn vị hay rộng hơn là chất lượng giữa các đơn vị,… Thực tế bằng phương pháp thủ công, mỗi ca TVHN giáo viên phải mất cả tuần mà kết quả vẫn không đạt độ tin cậy cần thiết, học sinh không cảm thấy hứng thú với kết quả tư vấn, như vậy chẳng những chất lượng không đạt mà hiệu suất, hiệu quả hoạt động TVHN cũng rất khó chấp nhận. Để giải quyết những vấn đề này, không cách gì khác hơn là cần ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Thực tế cho thấy áp dụng phần mềm đã đem lại hiệu quả: Số lượng học sinh được tư vấn nhiều hơn, hiệu quả phân cấp phân luồng đào tạo rất rõ ràng khi so sánh giữa số lượng học sinh theo nguyện vọng của mình trước khi làm tư vấn và số học sinh đã chuyển nguyện vọng phù hợp với bản thân sau khi được tư vấn. Học sinh thì rất hứng thú làm tư vấn hướng nghiệp, phần lớn theo sự hướng dẫn của giáo viên và tin tưởng với kết quả tư vấn còn Nhà quản lý giáo dục thì yên tâm rằng việc sử dụng phần mềm đồng loạt đã tiêu chuẩn hoá công tác hướng nghiệp.

 

+ Tính sư phạm: Các trắc nghiệm trong phần mềm phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, xử lý trong phần mềm không làm học sinh cảm thấy yếu kém tự ti, bó hẹp con đường tương lai vì rằng học sinh đang trong quá trình phát triển nhân cách và năng lực.

 

+ Tính hoàn thiện: Phần mềm bao gồm 1 quy trình tổng thể và trọn vẹn từ khâu hướng nghiệp đến khâu hướng học, không phải chỉ là những trắc nghiệm rời rạc.

 

+ Đầy đủ tính năng: Phần mềm đầy đủ các chức năng cho một quy trình tư vấn, bao gồm: Quản trị hệ thống, thực hiện tư vấn, lưu trữ kết quả, in báo cáo, thống kê,...

 

+ Dễ sử dụng: Trình tự các thao tác của người sử dụng được phân tích kỹ để thiết kế sao cho sử dụng cảm thấy thuận tiện nhất, giao diện được bài trí đơn giản phù hợp với lứa tuổi học sinh. Phần mềm có thể sử dụng được với nhiều loại đối tượng có trình độ tin học khác nhau.

 

+ Tính ổn định: Phần mềm đã được phát triển trong nhiều năm, được sử dụng trên tất cả các tỉnh trong cả nước với gần 500 đơn vị sử dụng nhưng không có vấn đề gì lớn xảy ra. Chất lượng của phần mềm được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình phát triển và trước khi phát hành nên gần như không có lỗi.

 

+ Tính mở: Phần mềm được lập theo kiểu động nhằm tạo ra môi trường để cho người sử dụng có thể tự điều chỉnh sao cho thích hợp nhất.

 

+ Năng suất: Mỗi ca tư vấn chỉ mất 1h, năng suất gấp 15 đến 20 lần làm thủ công, kết quả có độ tin cậy cao và khách quan.

 

+ Bảo mật: Phần mềm phân quyền người sử dụng chi tiết đến từng chức năng, bảo vệ giữ liệu bằng mật khẩu.

 

+ Đa hình thức triển khai: Phần mềm có thể chạy trên một máy đơn lẻ hoặc với một mạng nội bộ để quản lý dữ liệu tập trung.

 

+ Dễ bảo trì vì phần mềm luôn ghi lại quá trình xử lý nhờ đó nếu có lỗi xảy ra thì có thể phát hiện và khắc phục nhanh chóng. Không mất dữ liệu trong trường hợp có sự cố xảy ra chẳng hạn mất điện, lỗi chương trình.

 

+ Được phát triển và duy trì bởi các kỹ sư công nghệ thông tin, đội ngũ chuyên gia tư vấn có hàng chục năm kinh nghiệm và trên tất cả là những người rất tâm huyết với lĩnh vực hướng nghiệp.

 

4. Các chức năng của phần mềm

Như phần trên đã đề cập, phần mềm phân người sử dụng ra thành 3 tập người: Nhà quản trị, chuyên viên tư vấn và đối tượng tư vấn. Mỗi tập người sử dụng có những chức năng riêng trong quá trình TV, vì vậy tập chức năng của phần mềm gắn liền với chức năng của tập người sử dụng, cụ thể được biểu diễn bởi bảng sau:

Các chức năng

Quản trị

Chuyên viên TV

Đối tượng TV

I - Hệ thống:

1- Truy cập (/thoát) hệ thống

Ö

Ö

2- Cấu hình dữ liệu

Ö

3- Thông tin đơn vị

Ö

4- Cập nhật trường, lớp

Ö

5- Quản lý người dùng

Ö

6- Cấu hình Nghề - Khí chất

Ö

7- Cấu hình Nghề - Năng lực

Ö

8- Cấu hình Nghề - Ngành

Ö

9- Cập nhật ĐH - CĐ

Ö

10- Cập nhật THCN - CNKT

Ö

11- Cập nhật Đơn vị cấp trên

Ö

12- Cập nhật Thông tin ngành

Ö

13- Thoát

Ö

Ö

Ö

II - Tư vấn.

1- Hướng nghiệp

Ö

Ö

Ö

2- Hướng học

Ö

Ö

Ö

III - Lưu trữ

1- Thông tin lưu cố định

Ö

Ö

2- Thông tin lưu tạm thời

Ö

Ö

Ö

3- Thông tin lưu tiến trình

Ö

Ö

Ö

IV - Báo cáo:

1- Báo cáo cá nhân

Ö

Ö

2- Báo cáo theo lớp

Ö

Ö

3- Tổng hợp, thống kê

Ö

V - Công cụ:

1- Thông tin ngành nghề

Ö

Ö

Ö

2- Tuyển tập test tư vấn

Ö

Ö

Ö

3- Thông tin trường, ngành

Ö

Ö

Ö

4- Tuyển tập lời khuyên tư vấn

Ö

Ö

VI - Trợ giúp:

1- Thuyết minh chương trình

Ö

Ö

Ö

2- Hướng dẫn sử dụng

Ö

Ö

Ö

3- Giới thiệu chương trình

Ö

Ö

Ö

VII - Chế độ “Trắc nghiệm xuyên qua”

Ö

Ö

Giải thích các chức năng :

Đối với người quản trị hệ thống:

Từ bảng trên cho thấy người quản trị có toàn quyền trên cả hệ thống, đặc biệt là quyền cấu hình các thông số cho hệ thống. Đây là những thông số đảm bảo phần mềm chạy tốt hay không, kết quả lời TV có sát thực và chuẩn xác không.

Các chức năng bao gồm:

 

1- Truy cập hệ thống:

Chọn chức năng này người quản trị (hoặc chuyên viên TV) có thể truy cập vào hệ thống bằng tên và mật khẩu của mình. Khi truy cập thành công, họ có thể truy cập được những chức năng dành cho họ, thông tin họ đã lưu và cũng có thể thay đổi mật khẩu từ chức năng này.

 

2- Cấu hình dữ liệu :

Vào đầu một năm học, người quản trị sẽ phải làm thao tác thay hồ sơ dữ liệu: Cất hồ sơ dữ liệu năm cũ và lấy ra một hồ sơ mới để dùng cho năm ấy. Việc làm này đảm bảo cho dữ liệu được quản lý một cách hợp lý và hiệu quả; giảm khả năng hư hỏng, mất mát, tránh tình trạng quá tải khi dữ liệu ngày càng lớn làm giảm hiệu năng hệ thống. Thông qua chức năng này người quản trị cũng có thể cấu hình chế độ làm việc trên máy đơn hay kết nối tới máy chủ lưu dữ liệu khi có mạng nội bộ. Với máy chủ cơ sở dữ liệu việc quản lý được tập trung, thuận tiện cho việc cấu hình, in ấn, thống kê,...

 

3- Thông tin đơn vị:

Người quản trị cần phải đưa vào các thông tin của đơn vị mình như tên đơn vị, địa chỉ,… để tiện cho việc in báo cáo sau này.

 

4- Cập nhật trường, lớp:

Người quản trị cần đưa vào các thông tin về trường, lớp mà đơn vị mình làm việc. Điều này đảm bảo dữ liệu được lưu trữ một cách nhất quán và chặt chẽ, tránh tình trạng lẫn lộn giữa các trường, lớp và còn đảm bảo cho đối tượng TV không cần phải nhập vào tên trường, lớp từ bàn phím khi lưu thông tin, tránh tình trạng lưu sai.

 

5- Quản lý người dùng:

Dùng chức năng này người quản trị có thể cho phép hoặc cấm sự truy cập của chuyên viên: Cấp phép cho một quyền truy cập mới hoặc huỷ bỏ quyền truy cập cũ.

 

6- Cấu hình Nghề - Khí chất:

Chức năng này cho phép thay đổi mối quan hệ Nhóm nghề - Khí chất. Chúng tôi luôn mong muốn tạo ra môi trường xử lý động, thay đổi linh hoạt, tuy nhiên chúng tôi khuyến cáo rằng nếu không thực sự cần thiết hoặc nếu không am hiểu nghiệp vụ thì bạn không nên sử dụng chức năng này, bởi vì sự thay đổi dữ liệu ở bảng này sẽ ảnh hưởng lớn tới xử lý của phần mềm, phần mềm xử lý hay/dở một phần sẽ phụ thuộc vào chỗ này.

 

7- Cấu hình Nghề - Năng lực:

Chức năng này cho phép thay đổi mối quan hệ Nhóm nghề - Năng lực.

 

8- Cấu hình Nghề - Ngành:

Chức năng này cho phép thay đổi mối quan hệ Nhóm nghề - Ngành học.

 

9- Cập nhật Đại học - Cao đẳng:

Chức năng này cho phép cập nhật thông tin về các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước.

 

10- Cập nhật Trung học chuyên nghiệp - Công nhân kỹ thuật:

Chức năng này cho phép cập nhật thông tin về các trường Trung học chuyên nghiệp, Công nhân kỹ thuật trong cả nước.

 

11- Cập nhật Đơn vị cấp trên:

Chức năng này cho phép cập nhật thông tin về các Đơn vị cấp trên dành cho các trường THCN, CNKT trực thuộc, có thể là một đơn vị thuộc Bộ hoặc là một Tỉnh.

 

12- Cập nhật Thông tin ngành:

Chức năng này cho phép cập nhật thông tin mô tả về các ngành nghề của công cụ “Tuyển tập ngành, nghề”.

 

13- Thông tin lưu cố định:

Chức năng này cho phép xem và cập nhật các thông tin đã lưu về đối tượng TV: Họ tên, ngày làm, kết quả TV (gồm cả kết luận của máy tính, của chuyên viên), theo dõi đánh giá,... Những thông tin này là của những đối tượng được theo đõi, đánh giá và được quản lý trong một thời gian dài.

 

Dùng chức năng này nhà quản trị /chuyên viên có thể thay đổi thông tin đối tượng: Thêm, xoá, sửa,... Ngoài ra, còn có thể sắp xếp (theo alphabet), tìm kiếm... Trong phần “Theo dõi đánh giá, ghi chú”, chuyên viên có thể bổ sung thêm các thông tin mới thu được sau khi theo dõi, đánh giá trong quá trình dạy nghề, kết luận lại, nhật ký, ghi chú,...

 

14- Thông tin lưu tạm thời:

Khi kết thúc quá trình tư vấn phần mềm sẽ cho đối tượng TV lưu kết quả. Để lưu cố định thì cần phải có sự xác nhận của chuyên viên, nếu không thì chỉ được lưu tạm thời. Vùng lưu tạm thời có kích thước hạn chế: Chỉ cho phép lưu 50 kết quả mới nhất. Nghĩa là kết quả thứ 51 sẽ ghi đè lên kết quả thứ nhất (tính về mặt thời gian). Điều này để đảm bảo những dữ liệu không cần lưu trữ lâu dài sẽ được giới hạn, tránh tình trạng dữ liệu ngày càng lớn do kém quản lý hay do sự tuỳ tiện của đối tượng TV.

 

15- Thông tin lưu tiến trình:

Khi bạn làm tư vấn, phần mềm luôn tự động lưu kết quả đã làm được, vì thế chức năng này cho phép chia quá trình làm ra nhiều lần, không nhất thiết phải liên tục. Bạn không phải lo lắng vì sự cố nào đó như mất điện mà phải làm lại từ đầu. Chức năng này còn đóng vai trò như một cuốn sổ nhật ký theo dõi quá trình hoạt động của phần mềm: Nếu phần mềm gặp lỗi, xin bạn vui lòng báo cho các tác giả biết trường hợp gây lỗi dựa vào thông tin của tiến trình mới nhất.

 

16- Báo cáo cá nhân:

Chức năng này dùng để in kết quả tư vấn cuối cùng cho một đối tượng cụ thể ra màn hình và ra máy in.

 

17- Báo cáo theo lớp:

Chức năng dùng để in kết quả tư vấn cuối cùng cho danh sách của cả một lớp ra màn hình và ra máy in.

 

18- Tổng hợp, thống kê:

Chức năng này thống kê theo 85 tiêu chí khác nhau trong 7 tiêu chí lớn, cho phép các nhà quản lý biết được tổng số hoặc tỉ lệ % đối tượng TV cùng lựa chọn một tiêu chí nào đó.

 

19- Tuyển tập test tư vấn:

Bộ công cụ này cho phép sử dụng tức thời các trắc nghiệm có trong ngân hàng test của phần mềm. Đối tượng TV có thể làm các trắc nghiệm đơn lẻ hoặc để làm quen trước khi làm tư vấn, Chuyên viên TV cũng có thể dùng chức năng này để kiểm tra các test.

 

20- Thông tin trường, ngành:

Chức năng này cho phép xem và tìm kiếm thông tin trường và ngành đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật trên cả nước (hơn 850 trường và 2300 ngành trong 52 nhóm ngành).

 

21- Thông tin ngành nghề:

Chức năng này giới thiệu một hoạ đồ nghề đơn giản để cho đối tượng tư vấn làm quen với thế giới nghề nghiệp trước khi làm tư vấn.

 

22- Tuyển tập lời khuyên tư vấn:

Chức năng này lích luỹ các lời khuyên cơ bản, các tình huống thường gặp hoặc các lời khuyên hay, tiêu biểu nhằm nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng tư vấn của chuyên viên. Bằng việc sử dụng thư viện các lời khuyên sẵn có ở dạng cơ bản, các chuyên viên tư vấn nhanh chóng đưa ra được các lời khuyên tổng hợp. Đồng thời nếu cơ sở dữ liệu lời khuyên được quản lý tập trung thì chính phần mềm đã tạo ra môi trường để các chuyên viên cùng chia sẻ kinh nghiệm với nhau, chuyên viên mới có thể nhanh chóng kế thừa những hiểu biết từ các chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm. Một lợi ích khác của công cụ này là làm cho chất lượng các lời khuyên trở nên đồng đều giữa các chuyên viên, nếu các chuyên viên đều sử dụng các mẫu lời khuyên đã đuợc quy chuẩn thì sẽ không có hiện tượng chất lượng lời khuyên quá khác nhau giữa người nhiều và người ít kinh nghiệm, không có việc cùng một đối tượng tư vấn mà hai chuyên viên có thể tư vấn trái ngược nhau làm học sinh bối rối và mất tin tưởng,… Công cụ này đảm bảo các lời khuyên (hay nói chính xác hơn là cơ sở tri thức) không bị lưu trữ một cách rời rạc, dễ mất mát hay lãng quên mà được quản lý, được kế thừa và liên tục được tinh chỉnh, tiến hoá theo thời gian do đó chất lượng ngày càng được nâng cao.

 

23- Chế độ “Trắc nghiệm xuyên qua”:

Chế độ này được kích hoạt khi có sự truy cập của Nhà quản trị hoặc Chuyên viên, cho phép nhập kết quả các trắc nghiệm khi làm tư vấn. Có thể kết hợp làm tư vấn máy + thủ công: Một số trắc nghiệm cho đối tượng TV làm đồng loạt trên giấy sau đó nhập kết quả để phần mềm xử lý. Chế độ này còn tiện lợi khi chuyên viên TV muốn kiểm tra nhanh các trường hợp xảy ra của phần mềm.

 

Từ những chức năng trên cho thấy phần mềm đã cung cấp cho người sử dụng một hệ thống hoàn chỉnh từ thu thập thông tin đối tượng tư vấn, xử lý kết quả, cho lời tư vấn cơ bản, lưu trữ, in ấn, quản lý, và nhiều công cụ khác,... Hơn thế nữa phần mềm còn tạo ra môi trường xử lý động mang lại khả năng tuỳ biến mạnh mẽ, linh hoạt, tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh (về thời gian, không gian...). Chúng tôi không bám quá sát nghiệp vụ mà cố gắng tạo ra môi trường mở để cho người sử dụng tự điều chỉnh sao cho thích hợp nhất. Vì thế hiệu năng của toàn hệ thống là do người sử dụng tự quyết định.

 

Đối với các chuyên viên TV:

Có chức năng thêm phần kết luận tinh chỉnh, xác nhận lưu trữ kết quả đối tượng TV đã làm, sửa đổi thông tin trong vùng cố định, kết chuyển thông tin từ vùng tạm thời sang vùng cố định; in báo cáo cá nhân gửi cho đối tượng TV và gia đình, in báo cáo theo lớp gửi về trường phổ thông, lưu trữ và chia sẻ kinh nghiệm tư vấn qua chức năng tuyển tập lời khuyên...

 

Đối với đối tượng TV:

Có chức năng làm TV hướng nghiệp, TV hướng học (tìm ngành học, cấp học, truờng học phù hợp), lưu kết quả vào vùng nhớ tạm thời, xem thông tin các ngành - nghề, thông tin các trường ĐH, CĐ, TCCN trên toàn quốc.

 

Ngoài ra đối với các nhà quản lý ở cấp vĩ mô, phần mềm cung cấp tiện ích “Tổng hợp - thống kê” nhanh chóng đưa ra những chỉ số thống kê tiêu biểu, chính xác. Chẳng hạn như số đối tượng làm TV trong năm, thống kê có bao nhiêu người chọn mỗi ngành... Từ đó có cơ sở phân tích tình hình để có những chủ trương chính sách điều chỉnh phản hồi lại quá trình định hướng nghề trước đó hoặc điều khiển quá trình dạy nghề sau đó: Dự đoán số đối tượng học một nghề nào đó để bố trí phòng lớp, thiết bị, giáo viên...